Ở giai đoạn đầu của sự nghiệp, bạn chông chênh và đặt ra những câu hỏi cho bản thân: “Có nên bỏ lựa chọn hiện tại để tìm kiếm con đường mới hay không? Làm thế nào để chắc rằng con đường mình đang đi là đúng?”. Bạn cần một ai đó có thể giúp bạn định hướng lối đi đúng đắn. Và khi đó là lúc bạn cần một “người Thầy”
Contents
1. “Người Thầy” là ai?
“Người Thầy” là người đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, hỗ trợ và giúp bạn phát triển bản thân và sự nghiệp. Họ là những người có kinh nghiệm. Họ là cố vấn trong một lĩnh vực nào đó, chứ không bó hẹp với chức danh. Đó có thể là sếp, giáo viên, chuyên gia Ikigai, chuyên gia hướng nghiệp, tiền bối, người bạn mới gặp được trong một diễn đạt hoặc workshop, hay thậm chí bố mẹ, anh chị trong nhà cũng có thể là “người Thầy”.
2. “Người Thầy” quan trọng như thế nào?
Trong đời, ai cũng nên có một “người Thầy” hoặc có thể có nhiều “người Thầy” trong các lĩnh vực khác nhau trong công việc, trong việc phát triển bản thân, trong đời sống tình cảm,…. Vai trò của “người Thầy” đặc biệt quan trọng bởi vì họ không chỉ mang lại lời khuyên và hướng dẫn. Mà còn chia sẻ những kinh nghiệm và bài học quý báu, họ đã học được trong quá trình đi trước.
– Là người từng trải và đạt được nhiều thành tựu, họ đưa cho bạn những lời khuyên quý giá:
Nhìn từ góc độ của một người có kiến thức sâu rộng và từng trải, “người thầy” có khả năng nhìn nhận các tình huống một cách tổng thể và cung cấp cho bạn cái nhìn rõ ràng và định hướng chính xác. Họ có thể giúp bạn tránh được những sai lầm và thất bại mà họ từng gặp phải, từ đó giúp bạn tiết kiệm thời gian và nỗ lực trong quá trình phát triển cá nhân và sự nghiệp. Nhờ vậy, họ sẽ giúp bạn rút ngắn hành trình trải nghiệm và tiến tới đích nhanh hơn.
– “Người Thầy” sẽ cho bạn những đánh giá khách quan nhất về quá trình phát triển của bạn:
Nhờ đó, bạn thấy được rõ ràng hơn sự tiến lên hay thụt lùi của bản thân. Bằng việc soi chiếu sự tiến bộ của bạn qua thời gian, họ sẽ giúp bạn nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Từ đó chia sẻ cho bạn những phương pháp và cách thức cụ thể để vượt qua các trở ngại. Có thể chỉ rất nhỏ như những thách thức hàng ngày đến những rủi ro lớn hơn trong sự nghiệp và cuộc sống sau này. Điều này giúp bạn không chỉ tự tin hơn mà còn có khả năng xây dựng một hướng đi rõ ràng và hiệu quả hơn đối với định hướng tương lai.
– Họ còn có khả năng khơi nguồn cảm hứng trong bạn:
“Người Thầy” không chỉ đóng vai trò là người chỉ dẫn mà còn là người động viên và truyền cảm hứng. Sự hỗ trợ và sự khích lệ từ họ có thể giúp bạn vượt qua những thử thách và tạo ra động lực mạnh mẽ để tiến lên phía trước.
– Tạo cho bạn Mạng lưới networking chất lượng:
“Người Thầy” thường có một mạng lưới rộng lớn và chất lượng trong lĩnh vực của mình. Bằng cách giới thiệu bạn với các mối quan hệ trong mạng lưới của mình, họ giúp bạn tiếp cận và tạo kết nối với những người giàu kiến thức và kinh nghiệm khác. Đây là cơ hội quý báu để bạn “đi tắt đón đầu”, tiết kiệm thời gian và công sức mở ra các nguồn lực và cơ hội mới.
3. Làm thế nào để tìm một “người thầy” phù hợp?
Đặng Hòa vẫn luôn nói với học viên của mình rằng “Khi bạn sẵn sàng học, người thầy sẽ xuất hiện”. Kỳ thực người có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng không thiếu, chỉ thiếu là ít ai sẵn sàng học. Trước khi bạn đặt câu hỏi cho người khác, bạn phải xác định rõ mục tiêu của mình. Hãy tự trả lời cho những câu hỏi: “Bạn muốn học gì? Bạn muốn tập trung ở mảng nào? Bạn cần phải tìm được ai để có thể dạy cho bạn những điều đó?”
Khi bạn có mục tiêu học tập rõ ràng và mong muốn học hỏi mãnh liệt, năng lượng tích cực và sự tập trung của bạn sẽ thu hút những “người thầy” phù hợp đến với bạn.
– Mạng xã hội phát triển bạn có thể dễ dàng kết nối với những “người Thầy”. Bạn có thể tìm kiếm “người Thầy” thông qua những cách dưới đây:
- Tham gia các cộng đồng chuyên ngành: Tham gia các sự kiện, hội thảo, hoặc nhóm thảo luận trực tuyến trong lĩnh vực bạn quan tâm. Đây là cơ hội tốt để gặp gỡ và kết nối với những người có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng.
- Tìm kiếm thông qua mạng xã hội và trang web chuyên ngành: Sử dụng các mạng xã hội, các hội nhóm Group trao đổi về phát triển bản thân, định hướng nghề nghiệp như Ikigai Coach Việt Nam. Nhờ đó bạn kết nối được với những người có vị trí và kinh nghiệm phù hợp với mục tiêu của bạn.
- Hỏi qua mạng lưới quen thuộc: Hãy quan sát và xem bạn bè, đồng nghiệp, hoặc người thân có ai có thể trở thành “người Thầy” của bạn không. Đôi khi, “người Thầy” phù hợp nhất có thể đến từ những người mà bạn đã quen biết từ trước.
- Tham gia các chương trình của các chuyên gia: Nhiều tổ chức và cơ sở giáo dục có các chương trình hướng nghiệp, tư vấn dành cho sinh viên, nhân viên mới hoặc người muốn phát triển sự nghiệp. Tham gia vào các chương trình này có thể giúp bạn tìm được “người Thầy” phù hợp với nhu cầu của mình.
- Giao tiếp và xây dựng mối quan hệ: Khi bạn tìm được người có tiềm năng để trở thành thầy của mình, hãy tiếp cận họ một cách tử tế và chân thành. Một cuộc trò chuyện mở cửa và một lời giới thiệu ngắn gọn về lý do bạn muốn họ làm “người Thầy” có thể là cách tốt để bắt đầu một mối quan hệ tích cực.
Thấu hiểu được những nỗi băn khoăn ấy, Đặng Hòa đã cho ra đời các khóa học nền tảng và các chương trình hướng nghiệp, phát triển bản thân. Với sứ mệnh định hướng và đưa cho người trẻ tấm bản đồ đường tắt đi tới thành công. Chúng tôi tạo ra những khóa học chất lượng với kinh nghiệm 15 năm trở thành chuyên gia Ikigai và 5 năm hướng nghiệp cho hàng ngàn sinh viên trong và ngoài nước. Đăng ký khóa học ngay để kết nối với “người Thầy” Đặng Hòa bạn nhé!